Giáo sư Konard Young

Giáo sư thỉnh giảng tại National Taiwan University (NTU), National Chengchi University…

Cựu giám đốc nghiên cứu phát triển của TSMC (1995-2018)

Thành phần tham dự (online và offline): các bạn sinh viên trường NTU, NTUST, NYCU, NCKU, HUST (Vietnam), VNU (Vietnam), INHA (Korea), chuyên gia việt nam VNEAT, các giảng viên trường HUST (Vietnam), PTIT (Vietnam), and CMC(Vietnam).

Ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Giai đoạn 1 (1973-1987): Chính phủ Đài Loan đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp bán dấn bằng cách thành lập Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp [Industrial Technology Research Institute (ITRI) năm 1973.Đài Loan mất gần 20 năm để đi từ “zero” đến khi có thành quả bước đầu và thành lập công ty công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan [Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC)] năm 1987. Sinh viên Đài Loan đi Mỹ du học và làm việc tại các cơ sở đào tạo và các công công ty bán dẫn hàng đầu thế giới.

Key words: Sinh viên ra nước ngoài học tập, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, Nhà nước tập trung nguồn lực xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ-công nghiệp, xác định chưa có sản phẩm.

Giai đoạn 2 (1987-đến nay): TSMC phát triển và mở rộng sản xuất, phát triển công nghệ không ngừng. Hiện tại, TSMC là một trong những công ty lớn và hiện đại nhất thế giới về sản xuất chất bán dẫn. Năm 1994 có khoảng 200 chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Đến nay, TSMC có khoảng 10.000 chuyên gia trong lĩnh vực này. Để có được thành quả trên, Đài Loan đã thu hút nhiều nhân tài đang làm việc ở Mỹ trở về, giáo sư Konard Young là một trong những người trong hành trình đó.

Keywords: Thu hút nhân tài để phát triển đất nước.

Việt Nam phải làm gì để từ “Zero” đi lên “the first world class” trong ngành công nghiệp bán dẫn?

Nền tảng của quốc gia Việt Nam

Thế mạnh của Việt Nam là gì? Có phải chỉ là nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ? Không, chúng ta còn có nhiều thứ hơn thế, Việt Nam có độ mở cửa nền kinh tế rất lớn và có nguồn tài nguyên con người dồi dào, cụ thể là dân số trẻ, thông minh, chăm chỉ và có khát vọng lớn. Điều này là mơ ước của các đất nước đã phát triển như như Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan…

Việt Nam cần có chiến lược tự chủ

Chúng ta phải biết mình cần gì thì mới làm chủ được vận mệnh quốc gia. Nếu không, Việt Nam sẽ tự biến mình thành một quốc gia lệ thuộc. Giới trẻ không biết mình phải học gì, làm gì thì sẽ không có động lực, như thuyền ra khơi không biết điểm đến, như vậy thật khó để có thành tựu. Việt Nam cần chiến lược dài hơi để xây dựng nền công nghiệp bán dẫn, ít nhất 5 đến 10 năm. Nhà nước phải đầu tư vào hệ thống phòng nghiên cứu trọng điểm quốc gia để tập trung nguồn lực. Các trường đại học đào tạo sinh viên, liên kết và triển khai thực tập, nghiên cứu trong hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm này. Chính phủ Việt Nam xây dựng phòng lab và cơ sở nghiên cứu dựa vào sự hỗ trợ, tư vấn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Sinh viên xuất sắc đi du học và xây dựng nền tảng tri thức tại các quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn phát triển nhất thế giới.

Key words: Xây dựng nền công nghiệp bán dẫn không khó nhưng cần thời gian.

Đặc trưng của ngành công nghiệp bán dẫn: Có hai lĩnh vực

Intergrated circuits (IC) design [thiết kế chíp] : Lĩnh vực này đòi hỏi nhân sự có trình độ cao nhưng vốn đầu tư ban đầu ít, có thể triển khai được nhanh.

Fabrication (Fabless/Fabs) [công nghiệp chế tạo]: Fab cần nhiều nhân lực phổ thông, vốn đầu tư lớn và thời gian lâu dài.

Sinh viên Việt Nam cần học gì và học ở đâu?

Sinh viên Việt Nam nên đi Mỹ học IC design (ví dụ làm việc trong Intel, Micron…), đi Đài Loan, Hàn Quốc học về Fab (ví dụ làm việc ở TSMC Đài Loan và Sam Sung Hàn Quốc). Sinh viên Việt Nam không nên đến Mỹ để học Fab vì người Mỹ không giỏi lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các bạn trẻ nên có trải nghiệm ở các công ty nhỏ để học hỏi cách xây dựng và phát triển hệ thống tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó học ở công ty lớn như TSMC hoặc Sam Sung để tiếp thu công nghệ, cách quản lý-vận hành sản xuất của họ.

Rào cản lớn nhất đối với sinh viên Việt Nam khi học tập và phát triển sự nghiệp ở nước ngoài là gì?

Ngôn ngữ: Học ở Mỹ phải nói tiếng Anh, học ở TMSC Đài Loan phải nói tiếng Trung, học ở Sam Sung Korea phải nói tiếng Hàn. Hiện nay, những chuyên gia nước ngoài ở TSMC đều sử dụng tiếng Trung rất tốt.

TSMC có nhu cầu mở rộng sản xuất ở Việt Nam không?

TSMC không có nhu cầu mở rộng ở nước ngoài ngoại trừ một số điều kiện cụ thể. Ví du, mở rộng sản xuất ở Trung quốc do sức hút của thị trường nước này quá lớn, mở rộng sản xuất ở Mỹ (TSMC Arizona) do sức ép của chính phủ Mỹ. Họ không có nhu cầu hoặc chưa có nhu cầu mở rộng ở Việt Nam.

Trên đây là tóm lược nội dung buổi chia sẻ của giáo sư Konard Young ngày 25/02/2024 tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Giáo sư Young rất sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn sinh viên, chuyên gia, doanh nghiệp bán dẫn. Hiện nay giáo sư đã nhận lời làm cố vấn cho công ty FPT trong lĩnh vực bán dẫn. Mong các bạn sinh viên và các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ quan tâm đến lĩnh vực này có thể liên hệ với hội chuyên gia Việt Nam ở Đài Loan hoặc có thể liên hệ trực tiếp với giáo sư Konard Young. Hội chuyên gia Việt Nam sẽ kết hợp với Liên minh ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á [Southeat-Asia Impact Alliance (SIA)] để mời các chuyên gia bán dẫn chia sẻ thêm nhiều chủ đề bổ ích khác. Để tổ chức thành công buổi chia sẻ ý nghĩa này, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn Lê Khánh Linh và sự hỗ trợ cơ sở vật chất của trường NTU.

Người tóm tắt

TS. Nguyễn Trường Tài

Share with

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *